SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9

Theo từ điển Tiếng Việt: “Phương pháp là tuần tự cần làm theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành công việc có mục đích nhất định”. Với giáo dục thể chất, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho mỗi giờ lên lớp tránh được việc làm mẫu quá nhiều, tránh được việc giải thích quá kỹ về kỹ thuật, động tác và loại trừ được không khí căng thẳng trong buổi tập. Qua đó tạo cho giờ học luôn có một không khí vui tơi, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cho các em học mà chơi, chơi mà học nhưng vẫn đạt kết quả cao. Nhằm phát huy được tính Năng động – Sáng tạo – Tích cực – Chủ động của học sinh. Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi người giáo viên phải có sự tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu lên lớp nói riêng.
Với giáo dục thể chất: “ kỹ năng là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động trong điều kiện người học phải tập chung chú ý cao độ vào từng động tác của bài tập thể chất, hoặc là năng lực vận dụng bước đầu các tri thức vào thực tế luyện tập”.
Sáng kiến “Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối 9”. Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tức là giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức hoạt động để giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động, nhằm phát huy tính Tích cực – Chủ động – Tự giác – Sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm môn Thể dục; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó ta thấy cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học thể dục là: Giúp học sinh hướng tới việc học tập Chủ động - Tích cực - Quan trọng hơn học sinh phải nhận thức được TDTT phải luyện tập thường xuyên. Rèn luyện thân thể phải là một nhu cầu hứng thú và quan trọng là xây dựng nền nếp thể dục hằng ngày thành thói quen trong đời sống, sinh hoạt...
3. Thực trạng vấn đề.
Như chúng ta đã biết, môn thể dục là môn học có nét đặc thù riêng. Nó khác các môn văn hoá khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời, học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh như: nắng, mưa, gió, ánh sáng, không khí...Trong các nội dung của môn thể dục “nhảy xa” có vai trò quan trọng, liên quan đến các nội dung khác. Trường THCS còn hạn chế về sân bãi phục vụ cho hoạt động giảng dạy và luyện tập TDTT.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh còn cha mạnh dạn, dứt khoát khi trả lời câu hỏi và khi vào kiểm tra thực hiện động tác.
Kết quả kiểm tra nội dung nhảy xa đầu học kỳ I năm học 2017- 2018:
Tổng số: 87 học sinh
Loại Đạt 65 em ( đạt 74,7%)
Loại Chưa đạt 22 em ( đạt 25,3 %)
4. Phương pháp – giải pháp và biện pháp thực hiện
Thể dục thể thao là kết quả nhận thức của con người trong quá trình duy trì và phát triển đời sống của chính mình.
Đầu tiên đơn giản là dùng các động tác, bài tập để rèn luyện có đủ thể lực cho việc duy trì sự sống.
Sau đó các thế hệ có sự nối tiếp, kế thừa và sự nhận thức cao hơn đã truyền thụ lại các kỹ năng, kỹ xảo vận động để có hiệu quả tốt hơn trước thực tiễn.
Trong quá trình lao động, các kinh nghiệm sống được lặp lại nhiều lần, con người đã thấy rõ được sự cần thiết của các động tác, bài tập thể dục thể thao. Đó là sự chuẩn bị thể lực cần thiết cho chính mình. Như vậy, Các bài tập thể dục thể thao biểu hiện quan hệ của con người đối với tự nhiên và đối với chính bản thân mình, trước hết là giữa con người với nhau. Nguyên nhân làm phát sinh giáo dục thể chất là những nhu cầu cần truyền thụ và củng cố những kỹ năng lao động. Nhu cầu tự nhiên về sự tập luyện của các cơ quan trong cơ thể để hoạt động tốt được coi là tiền đề sinh vật học, là cơ sở tự nhiên của sự xuất hiện các bài tập thể dục thể thao.
Trong thực tiễn, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy và huấn luyện đựơc phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật động tác (bài tập bổ trợ) và các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và năng lực phối hợp. Với Nhảy xa cũng vậy.
SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 1

Trang 1

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 2

Trang 2

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 3

Trang 3

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 4

Trang 4

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 5

Trang 5

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 6

Trang 6

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 7

Trang 7

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 8

Trang 8

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 9

Trang 9

SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 17 trang lesang 11/07/2024 800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ren_luyen_ky_nang_nhay_xa_kieu_ngoi_cho_hoc.doc